Bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng? Việc bảo dưỡng tháp nhiệt phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi thiết bị phải hiện đại.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống công nghiệp để sản xuất hay chế biến, việc bảo dưỡng tháp nhiệt rất quan trọng. Vậy bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng? Nhằm giúp bạn giải đáp vấn đề này, hãy cùng Tổng Kho Yên Phát tham khảo giải đáp sau đây từ các chuyên gia.

Khi nào cần phải bảo dưỡng tháp nhiệt công nghiệp

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, không phải lúc nào cũng cần phải bảo dưỡng bộ phận tháp nhiệt. Tuy nhiên, nếu như tháp giải nhiệt gặp các dấu hiệu sau, bạn cần cho dừng hoạt động hệ thống và kiểm tra, bảo dưỡng:

  • Quạt tháp đảo và phát ra tiếng kêu bất thường hơn mọi khi trong quá trình hoạt động.

  • Đáy tháp có hiện tượng bám nhiều cặn.

  • Tháp bị rung ồn khi hoạt động dù trước đó chưa từng bị.

  • Bộ phận bơm của tháp bị rò rỉ nước ở phớt, thân bơm bị nóng.

  • Tấm giải nhiệt nước bị bám nhiều cặn bẩn và có màu vôi.

  • Lưu lượng nước trong hệ thống tuần hoàn bị giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu công việc.

Kiểm tra và bảo dưỡng tháp giải nhiệt công nghiệp nếu tháp có dấu hiệu bất thường

Kiểm tra và bảo dưỡng tháp giải nhiệt công nghiệp nếu tháp có dấu hiệu bất thường

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng?

Các bước bảo dưỡng tháp giải nhiệt phải được thực hiện có trình tự, bao gồm:

Bước 1: Bỏ cặn bẩn bên trong tháp

Cặn bẩn là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tháp. Do đó, để bảo dưỡng tháp giải nhiệt, đầu tiên cần phải bỏ hết cáu cặn bên trong tháp.

Việc vệ sinh khá đơn giản, gồm đưa hóa chất vào trong bồn, xả van nước đầu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ bơm nước sạch để đẩy nước hóa chất đi, kiểm tra lần nữa với máy đo pH.

Bước 2: Vệ sinh ống dẫn nước ra vào tháp

Sau khi đã loại bỏ cặn, kỹ thuật viên phải vệ sinh ống dẫn nước ra vào tháp. Việc vệ sinh bao gồm tháo rời các tấm lưới trong tháp, để lộ phần hệ thống ống dẫn nước.

Khi ống dẫn nước đã lộ, kỹ thuật viên tẩy sạch cặn bẩn, rong rêu bám vào thành ống bằng cách xịt vòi nước áp lực cao. 

Vệ sinh ống dẫn nước vào tháp giải nhiệt

Vệ sinh ống dẫn nước vào tháp giải nhiệt

Bước 3: Kiểm tra dầu bôi trơn

Tháp giải nhiệt hoạt động bởi lực truyền động từ động cơ và điều khiển bằng hệ thống bảng điều khiển. Vì thế, để động cơ hoạt động bền bỉ và êm ái, dầu bôi trơn phải vừa đủ, không bị khô.

Việc tiếp dầu bôi trơn thường diễn ra 6 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu thấy mức độ hao hụt dầu trong tháp cao, dầu bị lỏng hay đóng bánh,... thì đều nên thay dầu mới.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện tháp giải nhiệt

Kỹ thuật viên cũng cần kiểm tra cả hệ thống điện của tháp giải nhiệt. Để kiểm tra, kỹ thuật viên phải rút hết nguồn điện. Sau đó, mặc đồ bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn rồi mới kiểm tra hệ thống điện.

Bước 5: Vệ sinh quạt và vỏ tháp giải nhiệt

Quạt gió là vỏ tháp giải nhiệt là hai bộ phận dễ bị bẩn do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì thế, kỹ thuật viên cần xem kỹ các chi tiết như cánh quạt hút gió, lưới bảo vệ tháp, thân tháp,... 

Vệ sinh bộ phận quạt và vỏ tháp giải nhiệt

Vệ sinh bộ phận quạt và vỏ tháp giải nhiệt

Bước 6: Vận hành sau khi bảo dưỡng

Sau khi bảo dưỡng, kỹ thuật viên hãy thử vận hành hệ thống. Nếu thấy tháp đã vận hành bình thường thì có thể tiếp tục sử dụng.

Một số chú ý về tần số kiểm tra, bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Khi kiểm tra, bảo dưỡng tháp giải nhiệt, kỹ thuật viên cần chú ý:

  • Sau 5 - 6 ngày đầu hoạt động, hãy kiểm tra cánh quạt tháp.

  • Sau 2 tuần hoạt động, kiểm tra lại mực nước, chất lượng nước.

  • Sau 1 tháng hoạt động, hãy thay nước trong hệ thống, xịt rửa.

  • Sau thời gian dài hệ thống ngưng hoạt động, khi khởi động thì cần kiểm tra điện trở.

Trên đây là giải đáp chi tiết về bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đã nắm rõ việc bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt.

💥 Mua máy tháp giải nhiệt ngay hôm nay để nhận ưu đãi đặc biệt http://yenphat.vn/thap-giai-nhiet.html

What's your reaction?


You may also like