423
views
views
Mình vừa đọc bài của chị Lê Diệp Kiều Trang trên báo Thanh Niên về việc gây quỹ cộng đồng. Theo mình hiểu thì đại ý của chị Trang là những người bỏ tiền ra cho sản phẩm mới trên KickStarter hay Indiegogo nên được gọi là người TÀI TRỢ cho công ty chứ không phải người mua, và người bán không có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải phục vụ người mua cả.
Mình vừa đọc bài của chị Lê Diệp Kiều Trang trên báo Thanh Niên về việc gây quỹ cộng đồng. Theo mình hiểu thì đại ý của chị Trang là những người bỏ tiền ra cho sản phẩm mới trên KickStarter hay Indiegogo nên được gọi là người TÀI TRỢ cho công ty chứ không phải người mua, và người bán không có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải phục vụ người mua cả. Thứ mà chúng ta nhận được từ việc TÀI TRỢ đó là QUÀ TẶNG từ nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất cảm thấy không thích thì không cần tặng, nó là TÙY CHỌN, không phải NGHĨA VỤ bắt buộc mà nhà sản xuất phải cung cấp cho người dùng.
Để rộng đường dư luận, mình xin nói sơ qua một chút về bản thân và một số lịch sử đặt các trang gây quỹ cộng đồng.
Vài dự án mình ủng hộ trên Kickstater, còn một số cái nữa nhưng không chụp. Xét tình trạng từ trên xuống dưới:
Indiegogo và Kickstarter là gì:
Hình dung thế này, bạn có một ý tưởng, bạn muốn biến nó thành sản phẩm thực tế để sử dụng. Bạn tính toán để làm ra sản phẩm đó cần 1 tỷ, mang đi xin gia đình thầy cô cha mẹ bạn bè thì chỉ nhận được những lời khen thôi chứ không ai ủng hộ, mà nếu có thì cũng không đủ tiền để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Thế nên bạn đem lên một trang gây quỹ cộng đồng như Indiegogo hay Kickstarter khoe với mọi người, tao có sản phẩm này hay lắm, ai muốn xài thì gom tiền đây cho tao nghiên cứu. Tao HỨA nếu thành công, tạo ra sản phẩm thì chúng mình cùng có đồ ngon dùng.
Để rộng đường dư luận, mình xin nói sơ qua một chút về bản thân và một số lịch sử đặt các trang gây quỹ cộng đồng.
- Mình có khoảng 3 năm kinh nghiệm làm trưởng phòng product mkt phụ trách chiến lược, danh mục và tính năng sản phẩm ở một công ty công nghệ lớn. Sau đó làm vị trí tương tự ở một startup công nghệ được định giá khoảng 30 triệu đô, và mình quyết định xin nghỉ vì cảm thấy không còn tin vào sản phẩm nữa, nhưng đó là một câu chuyện khác. Nên có thể nói mình hiểu khá rõ về việc phát triển sản phẩm ở các công ty công nghệ, từ ngân sách cho đến quá trình lên kế hoạch, tìm kiếm linh kiện, spec sản phẩm, UX cho đến GTM để bán sản phẩm ra thị trường.
- Mình thích công nghệ điên cuồng, và đã tốn khá nhiều tiền vào các dự án gây quỹ cộng đồng thế này. Dự án đầu tiên mình ủng hộ trên Kickstarter là cục quay phim Galileo, rồi cả đồng hồ Pebble Watch và nhiều món khác từ những năm 2012. Mình có cả Indiegogo và dự án đầu tiên mua trên Indiegogo chính là Misfit Shine của chị Trang và anh Sonny Vũ, mua 1 cặp và kêu gọi rất nhiều người mua.
Vài dự án mình ủng hộ trên Kickstater, còn một số cái nữa nhưng không chụp. Xét tình trạng từ trên xuống dưới:
- Cái thuyền kim loại: rảnh quá mua, giao trễ, vẫn chưa lắp, để ở nhà=))) Nhà sản xuất giao thiếu 1 part xong họ tự nhận ra, xin lỗi và bổ sung>> đáng khen.
- Cái kính: nhận hơi trễ, nhưng dùng okie, đã đổi lấy 1 cái bình giữ nhiệt Yeti cho 1 anh thành viên Tinhte.vn >> kính tốt, đáng khen.
- Đồng hồ Cyper: nhận được đeo mấy ngày xong không biết lạc mất đâu rồi? lúc mua không để ý chọn mặt đen nên không thấy hiệu ứng xoay >> sản phẩm ổn, lỗi do người dùng không để ý.
- Amabrush: không nhận được hàng, founder xin lỗi, kết thúc >> thất bại toàn tập
- Vago: chi tiết ở dưới, nhận được hàng sau 5 năm, mình chưa bóc ra xài nữa nhưng họ có gây quỹ sẽ ủng hộ vì họ quá tử tế
- PowerUp: mua về xong bán luôn, chưa bóc >> sản phẩm bán được nhiều vào thời điểm đó, cũng ổn
- Pebble: đeo, công ty này phá sản rồi, nhưng nó rất tuyệt vời vào thời điểm đó. Dự án sau mình vẫn ủng hộ nhưng mua bằng TK của bạn
- Galileo: nhận hàng trễ, dùng bình thường >> mua vì thích phá
Indiegogo và Kickstarter là gì:
Hình dung thế này, bạn có một ý tưởng, bạn muốn biến nó thành sản phẩm thực tế để sử dụng. Bạn tính toán để làm ra sản phẩm đó cần 1 tỷ, mang đi xin gia đình thầy cô cha mẹ bạn bè thì chỉ nhận được những lời khen thôi chứ không ai ủng hộ, mà nếu có thì cũng không đủ tiền để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Thế nên bạn đem lên một trang gây quỹ cộng đồng như Indiegogo hay Kickstarter khoe với mọi người, tao có sản phẩm này hay lắm, ai muốn xài thì gom tiền đây cho tao nghiên cứu. Tao HỨA nếu thành công, tạo ra sản phẩm thì chúng mình cùng có đồ ngon dùng.
Sau vài tuần, nếu những người cùng chí hướng với bạn trên mạng ủng hộ đủ 1 tỷ thì dự án thành hiện thực, trang gây quỹ sẽ thu tiền của cư dân mạng để chuyển cho bạn nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu nếu thành công thì bạn trả sản phẩm cho người ủng hộ, còn không thành công thì bạn post lên mạng là tao không thành công, không đủ tiền, hoặc ý tưởng của tao đẹp trên giấy tờ chứ không chế tạo được. Khi này, bạn sẽ là người quyết định sẽ làm gì với số tiền người ta gửi, có thể là hoàn trả, có thể là công bố chi phí cho thấy đã dùng hết cho mục đích nghiên cứu... hay thậm chí là im luôn và biến mất như một cơn gió.
Nên nhớ, những gì bạn nói với người dùng hộ chỉ là lời HỨA, và hứa thì mơ hồ lắm, chẳng có bất cứ điều khoản nào bắt buộc bạn phải thực hiện những gì bạn HỨA với những ai ủng hộ mình cả. Cùng lắm thì Kickstarter hay Indiegogo có thể làm gì bạn? Khóa tài khoản là hết.
Vậy tại sao chúng ta vẫn ủng hộ các dự án trên Kickstarter và Indiegogo?
- Vì những sản phẩm trên đó thường rất mới lạ và độc đáo
- Giá sẽ thấp so với giá bán lẻ sau này (nếu sản phẩm đó thật sự được bán). Thấp hơn ít hay nhiều thì tùy dự án, có cái chỉ 20% nhưng có cái 50%
- Sản phẩm có thể sẽ được tùy chỉnh theo góp ý của bạn (trong khuôn khổ cho phép, nếu nhà sản xuất thật sự lắng nghe)
- Vẻ đẹp của cộng đồng, cảm giác ủng hộ và tạo ra sản phẩm theo ý thích của mình, không phải là những sản phẩm thương mại đầy rẫy ngoài thị trưởng
Nếu chỉ là HỨA, lừa đảo, xù sản phẩm được, thì tại sao nhà sản xuất vẫn sẵn sàng giao sản phẩm cho người dùng, không phải cứ im im ôm hết tiền rồi bỏ sẽ lời hơn nhiều hở?
- Danh dự, bạn thử scam hoặc cho cộng đồng thấy mình chỉ muốn thu tiền mà không nghiên cứu sản phẩm đi, sẽ thấy triệt đường sống về sau. Đó là lý do rất nhiều người dù scam rõ nhưng vẫn dây dưa để thể hiện là họ có nghiên cứu này nọ, dù thực tế chẳng làm gì. Hoặc đơn giản hơn, giao 1 sản phẩm không dùng được, với lý do tao đã cố gắng hết sức rồi ? Cái này thì hơi mập mờ về việc scam hay không, tùy hoàn cảnh chứ không kết luận hết được.
- Các công ty thật sự muốn tạo ra sản phẩm mới để bán thương mại, nếu sản phẩm đủ tốt thì tiền lời bán sản phẩm với số lượng lớn sau này sẽ tốt hơn nhiều chứ. Chẳng phải chính Misfit đã được Fossil mua lại với giá hơn 260 triệu đô la Mỹ đấy sao?
- Vì muốn công ty tiếp tục phát triển cho những lần sau. Nếu bạn đã giao được 1 lần thì uy tín của bạn sẽ tăng lên rất cao, sau này gọi vốn hay sản phẩm mới cũng sẽ dễ hơn. Ai cũng muốn công ty phát triển cả.
Tại sao càng ngày càng có nhiều nhà sản xuất sử dụng gây quỹ cộng đồng đến vậy:
- Thử nghiệm được sản phẩm mới, tính năng mới xem có khả thi không. Nếu có nhiều người ủng hộ thì rõ ràng nó đáp ứng rất tốt nhu cầu của họ
- Scam được, bản chất là nhà sản xuất có thể bị kiện nhưng hiếm ai rảnh vậy vì một sản phẩm vài chục, vài trăm đô lắm, đi kiện nhiều khi còn tốn tiền hơn tiền thắng, mà chưa chắc đã thắng
- Sản phẩm được quảng bá miễn phí ngay từ lúc ý tưởng sơ khai, hoặc mới chỉ có sản phẩm mẫu. 5-10% phí bao gồm cả phí thanh toán cho Kickstarter hay Indiegogo có là bao so với tiền quảng cáo phải trả
- Ngay lập tức nhận được một số tiền và một lượng khách hàng khi gây quỹ thành công, quá lợi về vốn
- Cắt bỏ được các bước trung gian và đại lý ở giữa mà thu tiền trực tiếp, lợi nhuận nhiều khi còn cao hơn cả bán giá cao hơn cho trung gian. Hình dung ví dụ đơn giản thế này, bạn tạo ra sản phẩm có giá linh kiện, chế tạo và nghiên cứu phát triển trên 10.000 đơn vị sản phẩm vào khoảng 30$, bạn đặt mục tiêu lời 20%, vận hành này nọ khoảng 15% nữa, 10% cho Kickstarter thì tổng tiền vào khoảng 30*1,2*1,15*1,1=45$. Như vậy cứ mỗi sản phẩm bán ra với giá 45$ thì bạn có lời 6$, tiền thuế hải quan hay vận chuyển khách hàng tự chịu. Trong khi đó nếu bán thông qua các đại lý bán lẻ thì vẫn phải lời 20%, vận hành 15%, 20% chiết khấu cho đại lý bán lẻ, tiền marketing, thưởng doanh số, thuế nhập khẩu.... tổng cũng phải 10-15% nữa. Khi này giá bán lẻ sẽ phải là 30*1,2*1,15*1,2*1,15 = 57$. Bạn chọn đi, cùng lời 6$ thì bán 45 hay 57$ sẽ dễ gây được tiếng vang và dễ bán hơn? Cứ nhìn vào các dự án của các công ty đã quá nổi tiếng mà vẫn thường xuyên gây quỹ như Peak Design hay gần đây là camera Insta360 thì biết, có rất nhiều món họ giảm cho bạn chỉ 20% thôi, hoặc bundle thêm 1 đống phụ kiện vào để lấy giá giảm nhiều hơn?
Quay trở về nội dung bài báo đó, bạn nào chưa đọc thì nên đọc. Còn nếu bạn hỏi mình ý kiến về những điều chị Trang nói đúng hay sai, mình thấy chị không sai, theo đúng những điều khoản trên các trang gây quỹ. Trên thực tế thì khi tham gia các dự án Kickstarter hay Indiegogo, bạn đã phải chuẩn bị tinh thần là sẽ mất hết toàn bộ số tiền mình đã bỏ ra. Bản thân mình có những dự án mất tới 500$ như dự án máy nghe nhạc của Geek Wave phía dưới, nhưng có những dự án lại tạo ra các sản phẩm tuyệt vời như Pebble Watch, rồi cả những dự án mua vì thích chứ chưa bao giờ xài như máy bay giấy PowerUps.
Là một người không làm trực tiếp ra sản phẩm nhưng dính rất nhiều khâu trong đó, mình nói thiệt là làm sản phẩm rất khó, và xác xuất thất bại hoặc nửa vời là rất cao, nhất là với những sản phẩm công nghệ cao. Đó là chưa kể sản phẩm chỉ deliver được 1 so với 10 điểm hứa với người dùng. Thế nhưng khi có vấn đề thì cách người đứng đầu dự án hành xử sẽ luôn làm chúng ta nhớ mãi. Mình muốn kể 3 câu chuyện:
- Vago, dự án hút chân không cho túi đựng quần áo du lịch. Mình ủng hộ dự án này từ 2016, nó bị trễ quá lâu và mình nghĩ sẽ không bao giờ nhận được. Cỡ 2018 2019 tự nhiên đi sân bay ở Sing thấy nó bán. Điên tiết quá lên Kickstarter tính chửi thì phát hiện ra cũng nhiều người giống mình mà giá trị nhỏ quá nên thôi, lười cãi nhau. Không ngờ đến 2020-21 nhận được sản phẩm một cách bất ngờ kèm lời xin lỗi. Họ nói rằng họ bị lừa và thất bại trong việc sản xuất sản phẩm, nhưng sau đó xin vốn từ những nguồn khác nhau để sản xuất lại. Nếu trả hàng cho người ủng hộ công ty sẽ phá sản do không đủ vốn nên họ phải bán lẻ trước để thu tiền rồi cứ mỗi đơn bán ra sẽ trích quỹ để trả lại cho người ủng hộ trên Kickstater. Hôm nay mình lên Kickstarter lại để đọc comment thì vẫn có những người chửi vì chưa nhận được hàng, nhưng mình vẫn thích cách công ty này hành xử và sẽ ủng hộ nếu họ còn làm sản phẩm tiếp theo.
- Dự án thứ 2 mình muốn nhắc đến là dự án Misfit Shine của chị Trang. Mình thật sự rất hứng thú với sản phẩm này khi nó ra mắt, vì Shine lúc đó công bố đồng bộ với điện thoại bằng công nghệ riêng, chạm vào màn hình. Chính vì vậy mình là một trong những người đầu tiên ủng hộ dự án, khi nó còn chưa đủ 100% để gây quỹ. Lúc anh @cuhiep tham dự CES thì mình có nhờ hỏi và chia sẻ về công nghệ này, Misfit có nói không phải WiFi, cũng chẳng phải Bluetooth, nên mình rất háo hức. Đến khi sản phẩm thương mại hóa thì bản chất là Bluetooth=)))))
- Dự án thứ 3 là thẻ SWYP mình tham dự từ 2015, cùng với 1 số người bạn mua chung. Đến 2017 thì họ hủy trả lại 1 phần tiền, nhưng họ cũng vẫn cập nhật thường xuyên chứ không bỏ mặc người dùng im gì thì im
Suy nghĩ của mình về Superstrata
Về câu chuyện xe đạp Superstrata, mình đánh giá cao Arevo khi họ vẫn giao sản phẩm đến tay khách hàng, dù nó bị trễ hay phát sinh thêm một số chi phí thì thật lòng mà nói, những điều đó vẫn chấp nhận được nếu sản phẩm đủ tốt để dùng. Bản thân một sản phẩm cũ của chị Trang là Misfit Shine đã chứng minh điều đó, nó không đủ tính năng nhưng vẫn dùng tốt. đáng tiếc là những gì diễn ra ở chiếc xe đạp in 3D hoàn toàn ngược lại.
Và hơn thế nữa, bạn có biết văn hóa gây quỹ cộng đồng hay không? Nếu nhà sản xuất chậm trễ trong việc tạo ra sản phẩm, họ phải có TRÁCH NHIỆM chia sẻ và cập nhật liên tục đến những người ủng hộ họ. Tiếc là điều đó không đúng với xe đạp Superstrata lẫn xe Scooter của anh Sonny Vũ, họ im lặng và để Indiegogo khóa tài khoản vì không cập nhật cho người dùng, như chính chị Trang chia sẻ. Nên nhớ đây là TRÁCH NHIỆM được ghi rõ trong điều khoản của Indiegogo cho công ty sản xuất.
Mình đọc comment có khá nhiều bạn nói là hầu hết khách hàng chỉ complain về việc chăm sóc khách hàng tệ, không trả lời hoặc im lặng biến mất chứ không ai nhắc gì về sản phẩm cả. Nhưng chúng ta phải phân rất rõ 2 điểm hơn đây: sản phẩm và hỗ trợ khách hàng, hay theo thuật ngữ của chị Trang là quà tặng cho người ủng hộ.
Về sản phẩm.
Mình vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ các sản phẩm mới trên Kickstarter hay Indiegogo, cũng như các sản phẩm gây quỹ trên Mi Home như đang làm, nhưng chắc chắn sẽ kỹ lưỡng hơn trong việc chọn sản phẩm chứ không mua bậy nữa :D
Về câu chuyện xe đạp Superstrata, mình đánh giá cao Arevo khi họ vẫn giao sản phẩm đến tay khách hàng, dù nó bị trễ hay phát sinh thêm một số chi phí thì thật lòng mà nói, những điều đó vẫn chấp nhận được nếu sản phẩm đủ tốt để dùng. Bản thân một sản phẩm cũ của chị Trang là Misfit Shine đã chứng minh điều đó, nó không đủ tính năng nhưng vẫn dùng tốt. đáng tiếc là những gì diễn ra ở chiếc xe đạp in 3D hoàn toàn ngược lại.
Và hơn thế nữa, bạn có biết văn hóa gây quỹ cộng đồng hay không? Nếu nhà sản xuất chậm trễ trong việc tạo ra sản phẩm, họ phải có TRÁCH NHIỆM chia sẻ và cập nhật liên tục đến những người ủng hộ họ. Tiếc là điều đó không đúng với xe đạp Superstrata lẫn xe Scooter của anh Sonny Vũ, họ im lặng và để Indiegogo khóa tài khoản vì không cập nhật cho người dùng, như chính chị Trang chia sẻ. Nên nhớ đây là TRÁCH NHIỆM được ghi rõ trong điều khoản của Indiegogo cho công ty sản xuất.
Mình đọc comment có khá nhiều bạn nói là hầu hết khách hàng chỉ complain về việc chăm sóc khách hàng tệ, không trả lời hoặc im lặng biến mất chứ không ai nhắc gì về sản phẩm cả. Nhưng chúng ta phải phân rất rõ 2 điểm hơn đây: sản phẩm và hỗ trợ khách hàng, hay theo thuật ngữ của chị Trang là quà tặng cho người ủng hộ.
Về sản phẩm.
- Mình thấy rất kỳ lạ tại sao xe đạp gửi cho cuhiep lại không gắn được cốt bánh trước. Trong sản xuất công nghiệp thì lỗi như vậy gần như không thể xuất hiện, vì nó phải lọt qua các vòng kiểm tra của QA/QC ở cả đầu vào và đầu ra, cũng như có vấn đề trong mua sắm linh kiện của cung ứng. Hoặc Superstrata không có bộ phận QA, hoặc là họ nhắm mắt bỏ qua, cái này mình không rành.
- Trong ngành công nghiệp xe, phần quan trọng nhất là bộ khung sườn, đó là lý do mỗi khi có cập nhật thế hệ xe mới hoàn toàn thì các nhà sản xuất luôn phải thay đổi khung sườn nhằm giúp nó cứng và bền, chịu lực tốt hơn, nhẹ hơn. Bạn có thấy khi nâng cấp giữa vòng đời một chiếc xe nào đó thì phần khung (chassis) không bao giờ thay đổi, vì nó tốn rất nhiều tiền để chế tạo và đặc biệt là kiểm nghiệm về độ an toàn, nhất là với những chiếc xe mong manh như xe máy hay xe đạp. Chính vì vậy mà khi thấy cốt trước không bắt được vào thân xe thì mình nghĩ Superstrata đã thay đổi kết cấu khung vì một lý do nào đó, có thể là cải tiến thiết kế, chuyển sang sử dụng cốt nhỏ hơn nên mới thừa linh kiện cốt ở các đợt đặt linh kiện cũ trước đó. Nhưng nếu thay đổi như vậy mà không công bố thì mình cũng cảm thấy không yên tâm, nên mình thật sự không dám chạy thử cái xe này. Chứ còn gắn cốt khác để vừa thì dễ lắm:D
- Khi một dự án thất bại hay thành công thì việc chia sẻ với những người đồng hành góp vốn cho mình là cực kỳ quan trọng. Mà rõ ràng team Superstrata đã thất bại hoàn toàn trong việc này. Block khách hàng, im lặng không trả lời hay dạy khách hàng thế nào là gây quỹ cộng đồng thế nào là mua hàng là những điều hiếm thấy. Nên nhớ rất nhiều những người mua trên Indiegogo hay Kickstarter là những người có kiến thức, thích thử cái mới, đã từng tham dự các dự án gây quỹ cộng đồng rồi, và họ muốn đồng hành với nhà sản xuất. Và khi đặt hàng, chắc chắn họ cũng đặt niềm tin vào những người sáng lập, như mình có nói ở trên.
Mình vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ các sản phẩm mới trên Kickstarter hay Indiegogo, cũng như các sản phẩm gây quỹ trên Mi Home như đang làm, nhưng chắc chắn sẽ kỹ lưỡng hơn trong việc chọn sản phẩm chứ không mua bậy nữa :D